NHỮNG ĐIỂM ĐẾN NỔI BẬT CỦA VÙNG ĐẤT PHẬT TÂY TẠNG

Ngày đăng: 18/10/2018 03:44:30 | Lượt xem: 492

Khi thấy những ngọn núi sừng sững băng tuyết phủ trắng cứ trùng điệp nối nhau hiện qua cửa kính máy bay, là quý khách đã đặt chân đến vùng núi Tây Tạng – nơi được ví như “nóc nhà thế giới”. Nơi quý khách sẽ được chứng kiến những kiến tạo tuyệt vời của thiên nhiên, và lòng mộ đạo vô biên của các tín đồ Phật giáo.
 
Điểm đến nổi bật nhất của Tây Tạng là cung điện Potala, nằm trên núi Đỏ ở độ cao 3.700m. Cung điện Potala xây dựng từ thế kỉ thứ VII, quá trình này cần tới 7.000 thợ thủ công và 66,154 kg vàng để hoàn thiện. Công trình được bao bọc bởi các tường thành khổng lồ dày 1–5m, các mái mạ vàng, cổng và tháp pháo làm bằng đá với đường nét kiến trúc tinh tế.
 
Hai gam màu chủ đạo của cung điện là đỏ sậm và trắng đại diện cho quyền lực và hòa bình. Potala chia thành hai cung nhỏ là Bạch cungHồng cung, gồm 13 tầng với hơn 1.000 phòng, 10.000 điện thờ, 200.000 tượng Phật được điêu khắc tinh xảo, hàng ngàn mét vuông tranh tường rực rỡ và nhiều đồ sứ, ngọc bích, các bộ sưu tập kinh lớn, tài liệu lịch sử quan trọng…
 
Điểm đến đáng chú ý tiếp theo là chùa Đại Chiêu - biểu tượng cho thời kỳ huy hoàng nhất của kiến trúc Tây Tạng, chùa được xây dựng từ năm 693. Nằm tại trung tâm Lhasa, chùa Đại Chiêu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, với vườn thượng uyển rộng 25.000 m2 và 370 phòng.

Potala-Tay-Tang
 
Nhìn người Tây Tạng miệt mài quỳ lạy các Đấng tối cao ở bên ngoài theo kiểu nằm rạp xuống đất rồi lại đứng dậy, bất chấp quần áo rách bươm vì lăn lê bò toài, quý khách mới hiểu vì sao Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ và bản thân Đức Phật sinh ra ở Nepal, song ai cũng gọi Tây Tạng là cao nguyên của Phật giáo.
 
Bởi ở Tây Tạng 90% dân số là tín đồ Phật giáo, không có trộm cướp vì thứ tôn giáo này đã hằn sâu vào tiềm thức của họ đến nỗi việc đọc Kinh và hướng về Phật đã trở thành thói quen, lối sống... Trong mùi trầm hương nghi ngút khói tỏa xen lẫn tiếng lần tràng hạt và câu niệm chú “Om mani padme hum” linh thiêng, dù là người vô thần, quý khách cũng sẽ thấy trào lên niềm tin và niềm an lạc khó tả.
 
Đi về phía Tây khoảng hơn 100km là một trong tứ đại hồ thiêng: Yamdrok–tso, hay còn gọi là hồ San Hô. Đứng trên đỉnh núi Kampala cao 5.000m, quý khách sẽ bị hút mắt vào màu xanh kỳ ảo như ngọc của khu hồ hình bọ cạp rộng 600km2, uốn quanh các đỉnh đèo và hoang mạc nối Lhasa với thành phố lớn thứ hai Tây Tạng: Shigatse. Để tô điểm cho khung cảnh hồ xanh tuyệt đẹp ấy, bao quanh hồ Yamdrok–tso là những dãy núi băng tuyết vĩnh cửu, những cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn, và những chú chó Ngao Tạng vô cùng to lớn và hùng dũng.
 
Điểm tham quan tiếp theo tu viện Hoa Hồng nổi tiếng, nơi có Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới và khu vườn tranh biện thu hút rất đông du khách đến chụp lại khoảnh khắc hàng trăm nhà sư trẻ tuổi hăng say tranh luận kinh pháp cùng đồng môn bằng các điệu bộ lạ mắt từ vung tay, múa chân, ngả người, vỗ tay dậm chân hay xoay tràng hạt nhằm gây ấn tượng.

Tu-vien-Hoa-Hong-Tay-Tang

Tiếp theo, quý khách nên đến chiêm bái chùa Jamba Chyenmu, tòa nhà lớn nhất trong tu viện Tashilhunpo – kiến trúc tôn giáo lớn nhất Tây Tạng hiện tại. Chùa có bức tượng Phật Di Lặc cao 26m, được làm bằng 279kg vàng cùng 150.000kg đồng được tạo thành nhờ bàn tay tài hoa của hơn 100 thợ kim hoàn, đúc đồng, họa sĩ và nhà điều khắc cùng hàng trăm nhân công từ Tây Tạng và Nepal.
 
Một điểm đến khách cũng rất hấp dẫn là Norbulingka – cung điện nghỉ dưỡng mùa hè của các Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1780 – 1959. Đến đây, quý khách sẽ ngợp trong sắc hương của hoa hồng, cúc vạn thọ, dã yến thảo, thảo mộc và thực vật quý hiếm trải rộng khắp 36 ha.
 
Không chỉ lưu giữ bộ sưu tập lớn về đèn chùm Ý, các bức bích họa Ajanta hay thảm dệt thủ công Tây Tạng tinh xảo, Norbulingka còn là nơi tổ chức lễ hội truyền thống Shoton lớn nhất ở Tây Tạng từ thế kỉ 11, khi các tín đồ Phật giáo thể hiện sự tôn kính vô hạn trước những bức tranh Thangka khổng lồ vẽ chân dung đức Phật và cư dân địa phương mang sữa chua làm từ sữa trâu Yak để cúng các nhà sư đã trải qua khóa tu thiền.
 
Năm 2017 này, nếu đến Tây Tạng đúng ngày 21/8/2017, quý khách sẽ được hòa mình trong không khí lễ hội với vô số nghi thức Phật giáo tâm linh, các điệu múa truyền thống, ca kịch Tây Tạng, đua bò…
 
Đến với Tây Tạng - cao nguyên Phật giáo - chắc chắn quý khách sẽ có những cảm thụ tuyệt vời về những tín niệm, triết lý nhân sinh theo quan điểm đạo Phật. Sức mạnh tinh thần của vùng đất cao nguyên và nỗi khát khao được khai tâm để về miền an lạc của con người sẽ dâng lên, khi quý khách chứng kiến dòng người hành hương không dứt về đây.
 
Sưu tầm

Khám phá thành phố "nóc nhà thế giới" Tây Tạng cùng Happytours.vn

HOTLINE HỖ TRỢ:

https://tawk.to/chat/59593f56e9c6d324a473868a/default/?$_tawk_popout=true